Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đá huỳnh quang đẹp lộng lẫy dưới tia cực tím

Trong lúc đi dạo, ông đã phát hiện ra một số viên đá lập lòe, phát ra ánh sáng nhẹ khi tiếp xúc với tia cực tím – có vẻ như chúng được hình thành nhờ một phần dung nham nóng chảy.

Rintamaki đặt tên cho chúng là "yooperlite", một từ gợi nhắc đến những cư dân địa phương từ vùng Thượng Michigan, vốn thường được gọi là người "Yooper".

Trong đoạn video do Rintamaki thực hiện bên dưới, bạn sẽ thấy những viên đá lập lòe dưới tia cực tím:

Đá huỳnh quang Yooperlite

Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Công nghệ Michigan và Đại học Saskatchewan đã nghiên cứu và phân tích các viên đá nói trên để tìm cách hiểu được thành phần cấu tạo cũng như nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Trong một công trình xuất bản trên trang Mineral News, họ đã công bố rằng những viên đá đó chỉ là những viên thiểm trường thạch (syenit) có chứa sodalite mà thôi.

Thiểm trường thạch là một loại đá dung nham hình thành bởi dung nham nguội đi một cách chậm rãi sâu bên dưới bề mặt trái đất. Các tinh thể của nó có thể dài vài millimet, đôi lúc là vài centimet.

Dù loại đá này cùng họ với đá granite, nó lại có màu sẫm hơn bởi chứa hàm lượng khoáng thạch cao hơn, bao gồm huy thạch (pyroxen) và amphibole.

Đá huỳnh quang đẹp lộng lẫy dưới tia cực tím - Ảnh 2.

Điều khiến "yooperlite" đặc biệt là bên trong nó có sodalite, một loại khoáng thạch huỳnh quang.

Đối với mắt thường, những viên đá này – cấu thành từ oxy, silicon, chlorine, natri, và nhôm – có màu xám xanh với phiên dịch các vệt trắng. Bởi vậy, nó thường được dùng trong các sản phẩm khảm, nhưng khi được đặt dưới tia cực tím bước sóng dài, sodalite sẽ sáng lên, làm đá hiện ra những đường vân đỏ-vàng trông cực kỳ ảo diệu.

Tham khảo: BusinessInsider

MyTV Multiscreen - tính năng đa màn hình hoàn hảo thời truyền hình công nghệ lên ngôi

Với mong muốn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng nhiều tiện ích sử dụng cho khách hàng, Tập đoàn VNPT đã nghiên cứu và cung cấp dịch vụ truyền hình đa màn hình với tên gọi MyTV Multiscreen.

MyTV Multiscreen - tính năng đa màn hình hoàn hảo thời truyền hình công nghệ lên ngôi - Ảnh 1.

Dịch vụ truyền hình đa màn hình MyTV Multiscreen của VNPT

Với MyTV Multiscreen, cho dù là đang ngồi trước tivi hay ở bất kỳ đâu, khách hàng có thể truy cập vào dịch vụ MyTV để xem các chương trình mình yêu thích. Các thiết bị thông minh mà khách hàng đang sử dụng như tivi, điện thoại di động hay máy tính bảng được đồng bộ nội dung, giúp khách hàng chuyển đổi xem chương trình từ thiết bị này sang thiết bị khác trong quá trình xem, lưu lại lịch sử đã xem cũng như các mục yêu thích để khách hàng dễ dàng theo dõi. Không chỉ trên hạ tầng mạng của VNPT, từ nay khách hàng sử dụng các hạ tầng mạng Internet, Wifi, 3G/4G/5G của các nhà mạng khác nhau đều được sử dụng dịch vụ.

Chỉ cần là khách hàng dịch vụ MyTV và sở hữu các thiết bị cầm tay là điện thoại di động/máy tính bảng có hệ điều hành iOS từ 9.0 hoặc Android từ 4.2 trở lên là khách hàng dễ dàng cài đặt và sử dụng tính năng MyTV Multiscreen để thỏa mãn nhu cầu xem truyền hình, giải trí mọi lúc mọi nơi của mình trên nhiều thiết bị và đa nhà mạng. Hiện tại, khách hàng được trải nghiệm miễn phí tính năng MyTV Multiscreen từ ngày 01/04/2020 đến ngày 30/06/2020.

Sử dụng một tài khoản duy nhất mà không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào, tính năng đa màn hình MyTV Multiscreen mang lại nhiều tiện ích mới cho khách hàng trong kỷ nguyên truyền hình công nghệ lên ngôi. Với tính năng này, dịch vụ truyền hình MyTV hứa hẹn mở rộng hơn nữa thị phần trên thị trường truyền hình trả tiền, mang lại hài lòng tối đa cho khách hàng trên khắp mọi miền tổ quốc.

Song song với việc triển khai tính năng MyTV Multiscreen, dịch vụ MyTV cung cấp thêm các tính năng được nhiều khách hàng mong đợi. Đó là Điều khiển từ xa phiên dịch (Remote Controller), Đăng ký dịch vụ và thanh toán trực tiếp trên ứng dụng MyTV (còn gọi là Selfcare). Và khách hàng có thể sử dụng giọng nói để điều khiển dịch vụ MyTV trên Smart TV.

Tính năng điều khiển từ xa được tích hợp trên ứng dụng MyTV Net chạy trên các dòng điện thoại thông minh hệ điều hành Android và iOS thông dụng. Khách hàng sử dụng điện thoại di động để điều khiển dịch vụ MyTV và MyTV Net trên SmartTV với các tính năng hỗ trợ thông minh như bàn phím ảo, điều khiển bằng giọng nói.

Tính năng đăng ký và thanh toán trực tiếp (Selfcare) cho phép khách hàng đăng ký và thanh toán gói cước hoàn toàn online tại dịch vụ MyTV ngay trên SmartTV.

MyTV Multiscreen - tính năng đa màn hình hoàn hảo thời truyền hình công nghệ lên ngôi - Ảnh 2.

MyTV Multiscreen đáp ứng đầy đủ nhu cầu xem truyền hình, giải trí mọi lúc mọi nơi của cả gia đình

Khuyến khích khách hàng lựa chọn các tiện ích online trong mùa dịch, dịch vụ MyTV ưu đãi cho khách hàng khi đăng ký dịch vụ qua hình thức Selfcare và thanh toán trả trước online, giảm 12% giá cước gói Chuẩn và Nâng Cao. Giá cước gói Chuẩn còn 40.000đ/tháng và gói Nâng Cao 55.000đ/tháng. Khi thanh toán các gói thời hạn trên 6 tháng, 12 tháng khách hàng được tặng thêm 1 tháng và 3 tháng cước, đặc biệt, MyTV khuyến mại Ngày Vàng thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần từ ngày 11/4/2020 đến ngày 31/5/2020, khách hàng đăng ký và thanh toán online trả trước dài hạn trong Ngày Vàng được khuyến mại 50% giá gói, chỉ còn từ 20.000đ/tháng.

Để tải ứng dụng MyTV Multiscreen, khách hàng có thể cài đặt trên kho ứng dụng Google Play/App Store hoặc tại:  https://mytv.com.vn/tai-ve

Để đăng ký và thanh toán online, khách hàng có thể thực hiện theo hướng dẫn tại: https://bit.ly/3coeaEK

Tham khảo thêm thông tin trên website: mytv.com.vn hoặc liên hệ trực tiếp (miễn phí) tới tổng đài: 18001166 để được hỗ trợ.

Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?

Suốt nhiều năm, công việc hàng ngày của Zhu Nini là ngụp lặn trong thiên đường thời trang ở Dongdaemun - một trong các ngôi chợ nổi tiếng nhất Seoul. Cô cầm gậy tự sướng, live-stream cho khoảng 100.000 fan của mình ở Trung Quốc và giúp họ mua hàng theo ý thích.

Cuộc sống Hàn Quốc của Zhu, 32 tuổi, đã chấm dứt bất ngờ từ tháng 1 vừa rồi, khi cô bay về Vũ Hán để ăn Tết cùng gia đình. Sau đó chỉ vài ngày, thành phố 11 triệu dân đóng cửa hoàn toàn do bùng phát dịch Covid-19. Đến nay Vũ Hán đã hết phong tỏa nhưng Zhu, cũng như hàng ngàn tay buôn chuyên nghiệp khác của Trung Quốc, vẫn chưa thể ra nước ngoài.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 1.

Một chuyến săn hàng của Zhu Nini ở Hàn Quốc

"Đại dịch đã khiến nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn, cạn kiệt nguồn lực và chật vật để sinh tồn - daigou chắc chắn nằm trong nhóm này" - Zhu cho biết.

Nghề daigou ở xứ Trung: Từ kiếm tiền nhanh đến thu nhập bị chững lại

Daigou là những người Trung Quốc ra nước ngoài săn hàng rồi về bán lại ở đại lục. Các mặt hàng bao gồm từ đồ xa xỉ đến sữa bột trẻ em - vốn hiếm có khó tìm, không đa dạng chủng loại hay có giá bán cao ở Trung Quốc sau khi nhập khẩu. Daigou từ lâu được xem là một "thị trường màu xám" do sử dụng nhiều phương thức khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh thuế nhập khẩu khi chuyển hàng về nước.

Thị trường này ước tính cung cấp việc làm cho 1 triệu người và tạo ra nhiều tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, cứ 10 sản phẩm xa xỉ bán cho người Trung Quốc thì 4 sản phẩm là do daigou mua, theo hãng tư vấn Bain & Company. Trong đó, Hàn Quốc là tọa độ tập trung nhiều daigou nhất do nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Tuy nhiên, việc giao thương đã đột ngột dừng lại khi các quốc gia hạn chế di chuyển, bắt buộc cách ly đối với người nhập cảnh và đóng cửa nhiều cửa hàng mua sắm, thậm chí ngừng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 2.

Thiên đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc trở nên ảm đạm giữa đại dịch (Ảnh: Newsis/Xinhua)

Được biết, có 2 nhánh daigou ở Trung Quốc. Một là daigou địa phương, chuyên "nằm vùng" ở nước ngoài và gửi hàng về nước. Hai là những daigou "tiền tươi thóc thật", bay qua bay về liên tục giữa Trung Quốc và điểm đến quốc tế rồi trực tiếp xách tay hàng hóa. Điểm chung của họ là đều chịu khủng hoảng giữa đại dịch.

Chen Yuanyuan thuộc nhóm thứ hai. Suốt nhiều năm, cô canh vé máy bay giá rẻ đến Hàn Quốc, mua sắm nào là son môi, mặt nạ, sản phẩm dưỡng da... ở cửa hàng miễn thuế. Cách tiếp cận gọn gàng và chi phí thấp của Chen giúp cô vượt qua nhiều cuộc biến động của thị trường daigou, ví dụ như sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử hay luật thương mại năm 2009, theo đó thắt chặt quy định thuế dành cho daigou.

Kể từ khi trở về thành phố Hạ Môn đón năm mới, Chen đã mắc kẹt ở quê nhà suốt hàng tháng nay. Cô vốn làm công ăn lương, chỉ xem daigou như một nghề tay trái nên không dại gì mạo hiểm ra nước ngoài lúc này.

Hành khách di chuyển giữa Trung - Hàn đều phải cách ly 2 tuần, cả đi lẫn về tổng cộng cách ly đúng 1 tháng. Những ai vi phạm đều bị xử lý rất nặng. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã tạm giữ 36 daigou về từ Hàn Quốc để theo dõi y tế. Cảnh sát địa phương cũng cho 50 daigou khác vào "danh sách đen" cấm di chuyển hàng không, khiến họ không thể rời khỏi Trung Quốc.

"Mỗi ngày đều có rất nhiều khách hàng hỏi tôi chừng nào mới bay sang Hàn Quốc. Tôi bảo họ 'đến khi đại dịch này đã được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn đang có nhiều khách hàng và đơn hàng mới, nhưng vì không thể di chuyển nên chuyện làm ăn đã dở dang hết" - Chen cho biết.

Những daigou ở trời Tây cũng chật vật không kém, thị trường này sẽ sụp đổ?

Những daigou sinh sống ở nước ngoài cũng đang lâm vào cảnh khánh kiệt. Họ không lo lắng về việc di chuyển và cách ly, thế nhưng hiện giờ các dịch vụ vận chuyển lại đang hoạt động cầm chừng.

Long, một người chuyên săn hàng cao cấp ở Paris, cho biết việc chuyển hàng đang rất gian nan. Một kiện hàng từng có thể chuyển trực tiếp giữa Pháp với Trung Quốc, giờ đây phải đi qua các điểm trung gian như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và nhiều thành phố khác nhau ở xứ Trung trước khi đến tay người nhận. "Bình thường chỉ sau 7-10 ngày là khách hàng đã có được sản phẩm, nhưng bây giờ mất 3 tuần" - Long nói.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 3.

Các dịch vụ giao hàng, logistics chỉ bắt phiên dịch đầu phục hồi ở Trung Quốc vài tuần nay (Ảnh: Sixth Tone)

Long còn lo lắng cho sức khỏe của mình. "Vào đầu tháng 1, tôi đã nghe rằng 3 người nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Paris là du khách từng mua sắm ở nhiều trung tâm thương mại" - Long nói. Từ đó, cô cảm thấy những cửa tiệm xa xỉ như Balenciaga, Chanel hay Gucci trở nên đáng sợ hơn vì có thể tập trung nhiều người nước ngoài.

Đến giữa tháng 3, Paris đã cho đóng cửa hoàn toàn các điểm mua sắm. Lúc đó, Long cũng đổi tên tài khoản WeChat của mình thành "Khu thương mại đóng cửa rồi", nhắc nhở các khách hàng hãy thôi ý định mua sắm giữa tình hình hiện tại.

"Nếu có bất kỳ daigou nào ở Pháp, Anh, Ý nói rằng họ vẫn đang xếp hàng mua đồ cho bạn, hãy hủy kết bạn đi nhé. Chuyện đó là không thể" - Long cho biết.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 4.

Các cửa hàng xa xỉ đều đã đồng loạt đóng cửa ở Anh, Pháp, Ý... khi đại dịch Covid càn quét châu Âu (Ảnh: AFP/Xinhua)

Không chỉ nguồn thu nhập về mức 0 nhanh chóng, các daigou còn gánh chịu hậu quả kinh tế dai dẳng. Thói quen mua sắm của khách hàng có thể sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các daigou vốn đang khốc liệt hơn bao giờ hết do bùng nổ nền tảng live-stream. Chỉ những ai thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, bắt trend nhanh nhạy thì mới có thể tồn tại.

Ví dụ như Zhu Nini ở Vũ Hán, cô cho biết vào năm 2017, mình có thể kiếm lời tới 60 tệ (200 nghìn đồng) cho một chiếc áo thun. Nhưng hiện giờ, lãi được 10 tệ đã là may mắn rồi. "Những daigou có lượng người theo dõi cao và bán ra cỡ 10.000 sản phẩm/ngày vẫn có thể kiếm được khối tiền. Nhưng các tân binh trong ngành này thì khó mà trụ vững" - Zhu nhận xét.

Một buổi live-stream bán hàng của Zhu Nini

Hiện tại, Zhu đang tập trung kết nối với những khách hàng trung thành và có hầu bao dày. Nhưng nếu thời gian tới vẫn không thể mở rộng được tệp khách hàng, Zhu khó mà tiếp tục công việc daigou thêm nữa. "Đại dịch đã khiến cả thị trường chao đảo, và có lẽ tôi cũng không vượt qua được".

(Theo Sixth Tone)

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

VNPT thử nghiệm mạng 5G VinaPhone, đạt tốc độ nhanh gấp 10 lần 4G

Sau một thời gian triển khai, VNPT đã chính thức thử nghiệm thành công mạng VinaPhone 5G tại 2 thành phố được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp phép là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Kết quả thử nghiệm mạng VinaPhone 5G đạt hơn 2,2Gbps nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ lý tưởng gần như bằng 0. Đây là những số liệu tích cực, tiệm cận với chuẩn 5G của thế giới và là kết quả thử nghiệm 5G tốt nhất từng công bố trong các nhà mạng tại Việt Nam.

nhà Mạng 5G VinaPhone đạt tốc độ đến 2,2Gbps, nhanh gấp 10 lần 4G.

Để đạt được kết quả như trên, VNPT đã hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị 5G hàng đầu thế giới để kích hoạt các tính năng tiên tiến, tối ưu hoá cấu trúc mạng lưới cho mạng 5G Vinaphone. Tốc độ vượt trội này của mạng 5G VinaPhone đã được ứng dụng thử nghiệm trong các dịch vụ yêu cầu tốc độ dịch vụ băng rộng cao, các dịch vụ đòi hỏi độ trễ dịch vụ thấp như: Các ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR/VR), trò chơi trực tuyến sử dụng băng thông siêu tốc độ Cloud Game, video 8K… đem lại trải nghiệm cao nhất cho người dùng.

Với việc tích hợp mạng 5G thử nghiệm thành công vào cấu trúc mạng hiện hữu, VNPT đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật, công nghệ và cấu trúc mạng lưới cho việc triển khai mạng 5G thương mại.

VNPT thử nghiệm mạng 5G VinaPhone, đạt tốc độ nhanh gấp 10 lần 4G - Ảnh 2.

Mạng 5G của VNPT đã sẵn sàng vận hành.

Bên cạnh việc nghiên cứu ứng dụng tốc độ vượt trội của 5G trong các lĩnh vực giải trí, sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải, y tế, giáo dục...VNPT cũng đánh giá khả năng khai thác 5G để phục vụ nhu cầu Internet của các hộ gia đình thay thế hệ thống cáp quang. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc đưa Internet đến vùng sâu vùng xa, khu vực khó khăn, góp phần tạo dựng nền tảng để thực hiện chuyển đổi số đến tận thôn, xóm, làng bản ở các vùng miền.

Đại diện VNPT cho biết, mạng VinaPhone 5G sẽ không dừng lại ở việc cung cấp dữ liệu siêu tốc độ mà còn đem đến hệ sinh thái số cho người dùng và các nền tảng chính phủ điện tử, đô thị thông minh, góp phần khẳng định vai trò đồng hành cùng Chính phủ trong công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử Việt Nam và thể hiện trò tiên phong trong cung cấp các dịch vụ di động thế hệ mới tại Việt Nam.

Nóng: Triệu tập tài xế xe tải lùi trúng bé trai rồi bê xác đi giấu và dùng cát xóa dấu vết ở Nghệ An

Ngày 25/4, Công an thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), đã triệu tập tài xế để điều tra làm rõ vụ việc một bé trai trú tại địa bàn phường Quỳnh Phương tử vong.

Nóng: Triệu tập tài xế xe tải lùi trúng bé trai rồi bê xác đi giấu và dùng cát xóa dấu vết ở Nghệ An - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ clip.

Danh tính tài xế được xác định là Bùi Văn Vinh (SN 1986, trú phường Quỳnh Phương). Đặc biệt, nhà của lái xe tải và nhà của cháu bé cách nhau không xa vì cùng là người địa phương.

Vụ việc xảy ra vào khoảng 8h ngày 22/4, trên địa bàn phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai. Vào thời điểm trên, một nam tài xế điều khiển xe tải chở vật liệu xây dựng, trong lúc lùi xe đã cán phải một bé trai (chưa rõ danh tính) khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Sau khi gây tai nạn, tài xế nhanh chóng xuống xe bế xác nạn nhân ra một dịch thuật vị trí khác để giấu. Sau đó, tài xế quay lại hiện trường dùng đất lấp lên những vết máu rồi lên xe rời khỏi hiện trường.

Không thấy con đâu, cả gia đình mới tá hỏa đi tìm, hàng xóm cũng tỏa đi khắp nơi nhưng không thấy tung tích bé trai đâu. Sau đó, thi thể bé trai được phát hiện cách hiện trường xảy ra sự việc không xa. Toàn bộ sự việc đã được camera an ninh gần đó ghi lại. Hiện vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 10: Vừa đứng trước nguy cơ mất việc, mợ cả Sun Woo đã có ngay soái ca bảo kê

Trong preview tập 10 Thế Giới Hôn Nhân , nỗi ám ảnh của Tae Oh (Park Hae Joon) về người vợ cũ dường như ngày càng sâu đậm.

Preview tập 10 Thế Giới Hôn Nhân

Đoạn preview mở đầu với những cảm xúc mơ hồ của Da Kyung ( Han Soo Hee ). Chuyện chồng mình vẫn con lưu luyến vợ cũ khiến cô luôn cảm thấy bất an, dĩ nhiên bản thân Tae Oh ( Park Hae Joon ) cũng sớm nhận ra điều này.

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 10: Vừa đứng trước nguy cơ mất việc, mợ cả Sun Woo đã có ngay soái ca bảo kê - Ảnh 2.

Da Kyung hoài nghi cả thế giới

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 10: Vừa đứng trước nguy cơ mất việc, mợ cả Sun Woo đã có ngay soái ca bảo kê - Ảnh 3.

Cô mượn rượu giải sầu

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 10: Vừa đứng trước nguy cơ mất việc, mợ cả Sun Woo đã có ngay soái ca bảo kê - Ảnh 4.

Tae Oh bất lực

Dù biết rõ cảm xúc của Da Kyung nhưng Tae Oh vẫn không thể ngăn bản thân bị ám ảnh bởi Sun Woo ( Kim Hee Ae ). Thậm chí ngay cả Park In Gyu (Lee Hak Joo) cũng ra sức chế nhạo chuyện Tae Oh còn yêu người mà mình từng đá đẹp.

In Gyu cũng chế nhạo Tae Oh

Cũng trong preview tập 10, việc quyên góp 100 triệu won cho Bệnh viện Gosan trong 10 năm tới của Tae Oh đã được xác nhận, mục đích dĩ nhiên là để "phế ngôi" vợ cũ. Với những chỉ dịch thuật thị khó khăn từ viện trưởng, Sun Woo đã tìm tới bố vợ của Tae Oh để nói chuyện với ông. Đây cũng là lúc Yoon Gi (Lee Moo Saeng) quyết định chứng tỏ tình yêu của mình khi khẳng định sẽ bảo vệ Sun Woo dù mục đích ban đầu tiếp cận Sun Woo của Yoon Gi không mấy tốt đẹp (anh là do bố vợ Tae Oh gài vào).

Liệu Sun Woo có mất đi vị trí của mình?

Yoon Gi quyết bảo vệ crush

Phần cuối của preview đẩy cảm xúc lên tới đỉnh điểm khi Tae Oh tìm gặp Sun Woo với thái độ vừa giận giữ, vừa van nải, có vẻ gã sắp không làm chủ được cảm xúc của mình.

Thế Giới Hôn Nhân (The World of the Married) phát sóng vào mỗi thứ 6, 7 hàng tuần vào lúc 21h theo giờ Việt Nam.

Hòa bình ló rạng ở Đông Ukraine

“Bộ Tứ” họp lần 3

Ngày 22/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, ông sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến vào tuần tới với 3 người đồng cấp Nga, Ukraine và Pháp nhằm duy trì tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine .

“Tôi đã thảo luận với ba người đồng cấp trong nhóm bốn bên trong những ngày gần đây và tất cả nhận thấy nhiều điểm trong các quyết định, được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Đức, Nga, Ukraine và Pháp tháng 12 năm ngoái ở Paris, vẫn chưa được thực thi” - theo Hãng tin RFERL.

Hãng tin RFERL cũng dẫn lời ông Mass cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tạo ra một xung lực mới cho những quyết định cũng như việc thực thi các quyết định này.

Truyền thông Đức dù dẫn lời ông Mass song chưa có được thời điểm chính xác và cụ thể sẽ tiến hành hội nghị. “Nó (hội nghị-PV) có thể diễn ra vào tuần tới”.

Trong khi chờ đợi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận các vấn đề nóng của quốc tế, trong đó có giải pháp cho cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Theo Văn phòng Thủ tướng Đức, trong Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi và xem xét chi tiết các vấn đề liên quan đến các giải pháp dàn xếp cuộc xung đột nội bộ Ukraine.

“Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ thỏa thuận Minsk, cũng như các quyết định đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm “Bộ Tứ Normandy” giữa các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp vào tháng 12/2019” -Truyền thông Đức nói.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc đối thoại trực tiếp và tham gia một cuộc họp báo chung ở Paris (Pháp) về quá trình giải quyết xung đột miền Đông Ukraine.

Lãnh đạo của bốn nước đã thống nhất thực hiện các biện pháp tức thời để ổn định tình hình miền Đông Ukraine, tiếp tục trao đổi tù nhân, tạo thêm các khu vực an toàn và các điểm giao cắt mới cho phép dân thường đi qua ranh giới ngăn cách Donetsk và Lugansk với phần còn lại của Ukraine.

Nếu hội nghị tuần tới diễn ra theo đúng dự kiến, sẽ là cuộc họp lần thứ 3 giữa nhóm “bộ Tứ” có quyền và lợi ích tại khu vực miền Đông Ukraine.

Lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ Tứ” Normandy về tình hình Ukraine được tiến hành là vào năm 2016 tại thủ đô Berlin của Đức mà các cam kết đưa ra chưa được thực hiện đầy đủ.

"Công thức Steinmeier"

Hội nghị tháng 12/2019 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng cho tiến trình hòa bình miền Đông Ukraine theo “Công thức Steinmeier”.

Được đặt tên theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức, “Công thức Steinmeier” kêu gọi tổ chức bầu cử tại Donetsk và Lugansk nhằm trao quyền tự trị cho khu vực này.

Nhóm các nhà lãnh đạo cũng đồng ý về việc cần thiết phải đưa “Công thức Steinmeier” vào hệ thống pháp chế của Ukraine. Sự đồng thuận về một “Công thức Steinmeier” có cả nhất trí cao của Tổng thống Nga Putin – một người vốn có quan điểm cứng rắn về vấn đề Ukraine, kiên quyết bảo đảm các quyền và lợi ích của Nga trong khu vực.

“Chúng ta cần đảm bảo rằng người dân sẽ không còn phải xếp hàng dài nữa, và có thể dễ dàng vượt qua ranh giới”- Hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin cho biết.

“Những thỏa thuận của chúng ta phải nhắm đến mục đích cuối cùng là cải thiện cuộc sống của dân thường ở khu vực này. Không phải trong tương lai, mà là ngay bây giờ.”

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine - ông Zelensky nhấn mạnh các cuộc bầu cử kiểu này phải được thực hiện theo luật pháp của Ukraine và chỉ khi nào lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi Donetsk – Lugansk nó mới diễn ra.

Ba nhà lãnh đạo bao gồm Nga, Đức và Pháp dường như không đồng tình với điều kiện của Zelensky.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine nói ông tin chắc vấn đề có thể được giải quyết tại các cuộc họp trong tương lai.“Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tuân theo tất cả các thỏa thuận. Nhưng đây là vấn đề có qua có lại”- ông Zelensky khẳng định.

Trong một diễn biến mới trước khi diễn ra hội nghị của nhóm “Bộ Tứ”, các lực lượng Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông tại khu vực Luhansk và Donetsk đã tiến hành các cuộc trao đổi 34 tù nhân - cuộc trao đổi tù nhân lần 3 trong vòng 3 tháng giữa hai bên.

Xung đột ở Đông Ukraine xảy ra kể từ năm 2014 cho đến nay.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin dịch thuật 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng

Theo báo cáo mới từ TechCrunch, Google được cho đang thử nghiệm sản phẩm thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google. Sản phẩm này được cho sẽ  giúp khách hàng mua hàng và theo dõi việc mua sắm trực tuyến và ngay trong cửa hàng.

Dự án này sẽ bổ sung thêm một mảnh ghép mới vào hệ thống Google Pay hiện tại của Google. Trong khi hệ thống Google Pay hiện tại đã cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và ngang hàng thông qua một thẻ ghi nợ của ngân hàng khác, thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google sẽ giúp người dùng theo dõi việc thanh toán và mua sắm dễ dàng hơn, cũng như cung cấp cho công ty các dữ liệu giá trị về thói quen chi tiêu của người dùng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế của thẻ ghi nợ Google

Nếu sản phẩm thẻ này trở thành sự thật, đây có thể xem một bước đi khác mà Google đang học tập Apple. Cũng giống như Apple Card, thẻ ghi nợ của Google được thiết kế để hoạt động như một thẻ vật lý thông thường và có chức năng chạm để thanh toán như thẻ kỹ thuật số trên điện thoại. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến một số thẻ ảo riêng biệt – một lớp bảo vệ dữ liệu người dùng tương tự như trên Apple Card.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 2.

Tuy nhiên không giống như Apple Card – vốn hoàn toàn là thẻ tín dụng – dự án thẻ thanh toán của Google lại là thẻ ghi nợ, được phát hành thông qua các đối tác như Citi và Stanford Federal Credit Union. Theo hình vẽ thiết kế, con chip thẻ trên thẻ ghi nợ của Google thuộc mạng lưới VISA, tuy nhiên trong tương lai, Google cũng sẽ hỗ trợ các mạng thanh toán khác như Mastercard.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 3.

Người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán cũng như địa điểm mua sắm.

Ứng dụng đi kèm của Google sẽ cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán của mình – đồng thời tận dụng được cả các công cụ như Google Maps và cơ sở dữ liệu về các nhà bán lẻ để liên hệ hoặc dẫn đường cho bạn đến cửa hàng lần trước. Khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Pay để khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ hoặc bị trộm, hoặc khóa hoàn toàn tài khoản.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 4.

Thông qua Google Pay, người dùng có thể nhanh chóng khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ.

Cho dù vậy, bảo mật và theo dõi thanh toán tiện lợi hơn các thẻ ghi nợ hiện tại là các ưu điểm gần như duy nhất cho thẻ của Google. Báo cáo của TechCrunch dịch thuật chưa cho thấy Google sẽ đưa ra các ưu đãi đi kèm với loại thẻ này. Việc sử dụng Apple Card sẽ cho người dùng các ưu đãi về hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua các ứng dụng, dịch vụ trên cửa hàng App Store của họ.

Báo cáo của TechCrunch cũng không cho biết về kế hoạch cũng như thời điểm ra mắt loại thẻ này. Bình luận của Google về báo cáo của TechCrunch cho biết:

" Chúng tôi đang khai thác cách thức để có thể hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ nhằm cung cấp khả năng kiểm tra tài khoản thông minh thông qua Google Pay, giúp khách hàng hưởng lợi từ các công cụ chi tiêu và kiểm soát hữu ích, đồng thời vẫn giữ được tiền trong tài khoản đã được FDIC hoặc NCUA bảo hiểm. Các đối tác chính của chúng tôi là Citi và Liên minh tín dụng Liên bang Stanford, và chúng tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn trong những tháng tới ."

Tham khảo The Verge

Đi theo con đường của Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt chip riêng cho Pixel

Lại là nạn tin giả trên Facebook: Người dùng tá hỏa trước quảng cáo thản nhiên tuyên bố cả gia đình mình đã tử vong vì Covid-19

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp thì nạn tin giả cũng là một vấn đề nhức nhối và có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Đặc biệt là khi nhu cầu lướt web, sử dụng mạng xã hội đang tăng cao do người dùng thực hiện giãn cách xã hội tại nhà, tin giả lại càng có nhiều cơ hội để xuất hiện tràn lan và khiến không ít người hoang mang.

Ví dụ như trường hợp của công ty sản xuất khẩu trang FilterMax tại Los Angeles dưới đây: Chạy quảng cáo trên Facebook với thông tin về 1 gia đình bị tử vong vì Covid-19, chỉ 1 thành viên duy nhất sống sót, nhưng lại sử dụng hình ảnh của 1 gia đình có thật ngoài đời. Điều đáng nói là gia đình vẫn an toàn, không có vấn đề gì về mặt sức khỏe. Như vậy, từ một bức tranh minh họa cho bài viết quảng cáo, công ty trên đã vô tình hoặc cố ý tạo ra 1 thông tin không đúng sự thật và gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.

Lại là nạn tin giả trên Facebook: Người dùng tá hỏa trước quảng cáo thản nhiên tuyên bố cả gia đình mình đã tử vong vì Covid-19 - Ảnh 1.

Công ty FilterMax đã thản nhiên sử dụng bức ảnh của 1 gia đình ngẫu nhiên và tuyên bố họ đã tử vong vì Covid-19.

Được biết, đây là bức ảnh của gia đình chị Sara Ancich chụp trong 1 kỳ nghỉ lễ 8 năm về trước. Tuy nhiên, không hiểu bằng cách nào mà bức ảnh này lại xuất hiện trong quảng cáo của FilterMax trên Facebook với tuyên bố cả nhà chị đều đã mất mạng vì Covid-19 sau khi đi lễ tại 1 nhà thờ, chỉ có cậu con trai út là sống sót.

Sara bức xúc lên tiếng: “ Sao lại có người trơ tráo đến mức đưa tin về cái chết của cả 1 gia đình 1 cách thản nhiên như vậy, trong khi họ thậm chí còn không quen biết chúng tôi. Covid-19 đang là chủ đề nóng nhất trong các chương trình hiện nay, nó xuất hiện trong mọi bản tin và lúc nào cũng ám ảnh tâm trí của mọi người. Nó có tốc độ lây lan khủng khiếp và cũng đã giết chết rất nhiều người trên toàn thế giới. Vì thế, chắc chắn sẽ có không ít người dùng tin vào đoạn quảng cáo vô căn cứ này ”.

Mặt khác, FilterMax tự tin quảng cáo các sản phẩm máy thở của họ được đánh giá là hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay, do chính Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận. Tuy nhiên, FDA đã nhanh chóng bác bỏ thông tin này. Đoạn video mà FilterMax đăng tải thậm chí dịch thuật còn có sự góp mặt của 1 anh chàng trẻ tuổi, người mà họ giới thiệu mà “cậu con trai út duy nhất sống sót trong gia đình xấu số này”.

Điều đó đã khiến Sara cực kì phẫn nộ: “ Tôi thực sự tò mò về cậu thanh niên trong video. Cậu ta không phải thành viên của gia đình tôi. Cậu ta là ai cơ chứ? Cậu ta có biết hành động mà mình đang làm trong đoạn video này có thể gây hậu quả tồi tệ đến mức nào không? ”. Trong nhiều ngày gần đây, Sara cùng gia đình mình đã thực sự mệt mỏi khi phải liên tục trả lời tin nhắn của người thân và bạn bè về mẩu quảng cáo sai sự thật này.

Lại là nạn tin giả trên Facebook: Người dùng tá hỏa trước quảng cáo thản nhiên tuyên bố cả gia đình mình đã tử vong vì Covid-19 - Ảnh 2.

Một lần nữa, khả năng ngăn chặn thông tin sai sự thật của Facebook lại bị người dùng đặt một dấu hỏi lớn, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.

Trường hợp của Sara lại khiến người ta một lần nữa lại phải đặt câu hỏi về hệ thống kiểm duyệt nội dung và các biện pháp xử lý tin giả của Facebook. Sara chia sẻ rằng chị đã nhiều lần báo cáo đoạn video của FilterMax, nhưng nó vẫn cứ liên tục xuất hiện trên Newsfeed của chị. Bên cạnh đó, chị cho biết chị đã không đăng tải bức ảnh gia đình của mình trên mạng xã hội trong nhiều năm qua, thế nhưng nó vẫn xuất hiện tràn lan trên Google và một số trang web nổi tiếng như Pinterest. “ Tôi cảm thất rất khó chịu và bị xâm phạm quyền riêng tư nghiêm trọng ”, Sara bày tỏ, “ Tôi không biết cách phải xử lý hoặc phòng chống tình trạng này như thế nào nữa. Nếu biết thì tôi đã thực hiện từ lâu rồi ”.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Facebook đã nhanh chóng gỡ bỏ toàn bộ những quảng cáo có sử dụng hình ảnh gia đình của chị Sara. Mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng cho biết họ đã cấm toàn bộ quảng cáo liên quan đến nước rửa tay diệt khuẩn, khẩu trang và các dụng cụ xét nghiệm coronavirus. Đây là hành động nhằm hạn chế các công ty lợi dụng tình trạng phức tạp của dịch Covid-19, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi.

Theo 123abc

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào?

Mới đây, những hình ảnh được cho là tiền điện tử của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã được tờ SCMP đăng tải. Nguồn tin thân cận của tờ báo này cũng xác nhận hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang thử nghiệm đồng tiền này trong nhiều tháng qua.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 1.

Bức ảnh cho thấy ứng dụng tiền điện tử của Trung Quốc có một số chức năng cơ bản tương tự các nền tảng thanh toán trực tuyến khác như Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent, cho phép người dùng thanh toán, nhận cũng như chuyển tiền. Chức năng "touch and touch" cho phép 2 người dùng chạm điện thoại của họ vào nhau để thực hiện giao dịch chuyển tiền.

Nếu đây là sự thật, Trung Quốc sẽ là cường quốc đầu tiên trên thế giới có ngân hàng trung ương chính thức phát hành tiền điện tử nhằm kiểm soát nền kinh tế cũng như thị trường tiền ảo đang diễn biến phức tạp.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, nỗi lo lây lan dịch Covid-19 qua tiền mặt và các lệnh cách ly cũng thúc đẩy PBOC xem xét phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến bao gồm tiền điện tử.

Việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến Trung Quốc hạn chế các loại tiền số khác. Ngoài ra trái với những dạng tiền ảo như Bitcoin, tiền điện tử của PBOC nếu được phát hành sẽ ổn định hơn do neo vào đồng Nhân dân tệ.

Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn đặt nghi vấn về ảnh hưởng của tiền điện tử với các ngân hàng thương mại, các công ty có dịch vụ thanh toán trực tuyến như Ant Financial của Alibaba hay Tencent Holdings.

1. Kế hoạch phát hành tiền

Hiện chưa có một thông tin cụ thể nào về việc phát hành tiền số nhưng theo hãng tin Bloomberg cùng các tuyên bố của những quan chức PBOC, cá nhân và doanh nghiệp có thể tải một ví điện tử về smartphone của họ sau đó tùy ý sử dụng tiền điện tử tương ứng số tiền có trong ngân hàng thương mại. Họ có thể sử dụng tiền điện tử này với bất kỳ ai có ví điện tử.

2. Môi trường thanh toán trực tuyến

Trung Quốc đang là một trong những nước đi tiên phong về thanh toán trực tuyến, hay một xã hội không tiền mặt. Thậm chí những quán ăn nhỏ ven đường tại các thị trấn miền quê cũng ưa thích sử dụng ứng dụng thanh toán trực tuyến hơn tiền mặt.

Trong quý I/2019, các ứng dụng thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã giao dịch 59 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tương đương 8,3 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng 50% trong số đó thuộc về Ant Financial của Alibaba, 1/3 thuộc về Wechat của Tencent.

Trong khi đó, số liệu của PBOC cho thấy tổng giao dịch không tiền mặt năm 2018 của nước này đạt tới 3,8 triệu tỷ (Quadrillion) Nhân dân tệ.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 3.

Có thể nói xu thế xã hội không tiền mặt tại Trung Quốc là điều đang diễn ra phổ biến tại các nền kinh tế phát triển. Tại các nước phát triển như Thụy Điển, khảo sát của ngân hàng trung ương cho thấy chỉ có 13% số người dân thanh toán bằng tiền mặt, thấp hơn mức 39% của năm 2010.

3. Tại sao PBOC làm vậy?

Đầu tiên, Trung Quốc muốn thúc đẩy một xã hội không tiền mặt để có thể dễ dàng tra soát hoạt động rửa tiền cũng như các hành vi phạm pháp khác.

Tiếp đó, động thái phát hành tiền điện tử sớm có thể giúp Trung Quốc đối phó với khả năng bị áp đặt các tiêu chuẩn được thiết kế bởi bên khác nếu sử dụng những đồng tiền ảo như Bitcoin.

Ngoài ra, việc một số công ty như Facebook phát hành các loại tiền ảo như Libra đang thúc đẩy sức mạnh của đồng USD cùng như suy giảm khả năng kiểm soát hệ thống tài chính của Trung Quốc. Bởi vậy một đồng tiền điện tử chính thức do PBOC phát hành là điều hợp lý.

4. Có phải tiền ảo?

Theo Bloomberg, tiền điện tử do PBOC phát hành không phải tiền ảo. Thông thường những loại tiền ảo như Bitcoin không có sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hay tổ chức nào, hệ thống Blockchain sẽ xác nhận và tính toán các giao dịch. Hoạt động giao dịch tiền ảo thậm chí chẳng cần những bên trung gian như các ngân hàng trung ương để xác nhận.

Bởi vậy, tiền ảo thường biến động lớn về giá trị và chẳng mấy thích hợp trong các giao dịch thuật dịch hàng ngày. Thay vào đó, chúng được các băng đảng ưa thích sử dụng như hoạt động rửa tiền hoặc đầu cơ.

Đối với đồng Libra của Facebook, chúng cũng được coi là tiền ảo nhưng ổn định hơn do neo vào những đồng tiền mạnh như USD, Euro, Yên... dù vẫn được xử lý bằng Blockchain và không qua ngân hàng trung ương nào.

Hiện tại, PBOC vẫn chưa xác định đồng tiền điện tử mới có sử dụng Blockchain để xử lý giao dịch hay không.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 4.

  5. Tại sao không dùng tiền ảo hiện có?

Trung Quốc đã cấm tiền ảo cũng như việc gọi vốn bằng tiền ảo từ năm 2017 nhằm giữ ổn định cho hệ thống tài chính và đối phó với nạn tín dụng đen. Mặc dù tiền ảo vẫn được lén lút giao dịch ở Trung Quốc nhưng chúng bị kiểm soát chặt hơn.

Thêm nữa, tiền ảo hiện có trên thị trường Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển ra nước ngoài mà không được kiểm soát, tạo nên sự mất ổn định và phá giá đồng Nhân dân tệ.

6. Blockchain

Trung Quốc vẫn đang cân nhắc việc có nên sử dụng Blockchain để quản lý giao dịch tiền điện tử hay không bởi nhiều chuyên gia lo lắng công nghệ này không đủ an toàn để xử lý khối lượng giao dịch trực tuyến vô cùng lớn tại đây.

Vào ngày lễ độc thân năm 2018, giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc đạt đỉnh 92.771 hóa đơn thanh toán online mỗi giây, cao hơn rất nhiều so với khả năng xử lý của hệ thống Blockchain của Bitcoin.

7. Tính bảo mật

PBOC cho biết họ sẽ cân bằng giữa việc bảo vệ danh tính người dùng với nỗ lực đối phó các tội phạm về tài chính trong tiền điện tử. Hiện mọi người vẫn chưa rõ điều này có ý nghĩa gì nhưng PBOC nói rằng họ sẽ không tiết lộ hoàn toàn thông tin người sử dụng tiền điện tử với các ngân hàng.

Dẫu vậy, danh tính cá nhân sẽ bị gắn chặt với ví điện tử, qua đó giúp các cơ quan chức năng tra soát khi cần thiết.

8. Khi nào phát hành?

Theo Bloomberg, PBOC sẽ sớm phát hành tiền điện tử rộng rãi ra thị trường. Trên thực tế từ năm 2014, PBOC đã nghiên cứu kế hoạch tiền điện tử và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong ngành để phát triển đề án này.

Bloomberg: Việc Trung Quốc phát hành tiền điện tử có ý nghĩa như thế nào? - Ảnh 5.

9. Người dân có sử dụng?

Rất khó để nói trước rằng liệu người Trung Quốc có sử dụng đồng tiền điện tử do PBOC phát hành hay không. Theo lý thuyết, ví điện tử để sử dụng đồng tiền điện tử của PBOC cũng chẳng khác gì các ví điện tử của Alipay hay Wechat. Trong khi đó, các ví điện tử hiện có của các công ty tư nhân còn bao gồm nhiều ứng dụng thú vị như mạng xã hội, thương mại điện tử, gọi xe taxi, đầu tư, vay tiền...

Chuyên gia Da Fonghei của Neo cho biết ông không thấy có bất cứ nguyên nhân gì để người dân chuyển từ ứng dụng thanh toán như Alipay sang ví điện tử của PBOC, trừ phi chính phủ bắt buộc.

10. Ngân hàng sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tiền điện tử chủ yếu sẽ chỉ ảnh hưởng đến thủ tục làm sổ sách của ngân hàng mà không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh. Tiền điện tử sẽ không được tính vào trong rổ tiền tiết kiệm tại ngân hàng bởi chúng thực chất là tiền đang được lưu thông chứ không phải tiền mà ngân hàng có thể sử dụng để cho vay.

Các ngân hàng thương mại cũng phải đặt cọc 100% lượng tiền dự trữ bắt buộc tại ngân hàng trung ương để sử dụng tiền điện tử của PBOC.

Ngoài ra, việc phát hành tiền điện tử sẽ khiến PBOC phải tăng cường công tác xử lý dữ liệu cũng như trả lời các thắc mắc do người dân mới sử dụng.

11. Ảnh hưởng kinh tế

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của tiền điện tử đến nền kinh tế sẽ không diễn ra ngay. Mục đích chính của PBOC là thay thế tiền mặt bằng tiền điện tử nên chúng sẽ không ảnh hưởng đến lượng cung tiền cũng như nhiều chính sách tiền tệ khác.

Báo cáo của PBOC năm 2018 cho thấy nếu tiền điện tử được chấp nhận rộng rãi nhưng vì lý do khủng hoảng, người dân tiết kiệm tiền mặt nhiều hơn mà không gửi ngân hàng thì tình hình vẫn có thể kiểm soát được. Thậm chí, chính quyền Bắc Kinh có thể sử dụng tiền điện tử như một kênh phi truyền thống để điều tiết thị trường.

Ví dụ, chính phủ Trung Quốc có thể yêu cầu các ngân hàng xác định thông tin chi tiết về lãi suất, mục đích, đối tượng cho các khoản tín dụng bằng tiền điện tử, qua đó kiểm soát và điều tiết tốt hơn các chính sách.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng việc phát hành tiền điện tử sẽ giúp Trung Quốc có thêm các lựa chọn về chính sách tiền tệ. Ví dụ họ có thể áp dụng lãi suất âm dễ dàng hơn khi người dân không gửi tiền trong ngân hàng theo cách truyền thống.

Ở trong nhà quá lâu, bạn gái Văn Toàn cảm thán: "Mình và cái bếp đang hoà vào làm một"

Vẫn biết giữa thời Covid-19 cần lắm những suy nghĩ tích cực, lạc quan để đối phó với dịch bệnh nhưng mà cũng có đôi lúc ta không thể ngăn bản thân có chút xuống tinh thần vì phải ở trong nhà quá lâu để thực hiện giãn cách xã hội. Nàng WAG Nhung Bum (bạn gái tiền đạo Văn Toàn) vốn được yêu mến bởi tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, biết cách truyền năng lượng tích cực đến mọi người. Tuy nhiên, vì Covid-19, cô nàng cũng đã than thở đôi lần rồi đây.

"Ngày nào cũng quanh quẩn nấu ăn xong dọn dẹp trong bếp vèo cái hết 1 ngày. Mình thấy mình với cái bếp đang hoà vào làm một. Cho mình hỏi đây có phải là dấu hiệu của bệnh thần kinh không ạ ", Nhung Bum viết trên trang cá nhân kèm theo hình ảnh diện đồ ở nhà, chẳng cần make-up hay ăn diện gì nữa cả.

Vì ít được ra ngoài đi chơi nên mỗi lần được bạn bè rủ rê, bạn gái Văn Toàn liền vui vẻ, mê tít và hào hứng khoe lên mạng. Bạn thân nhận xét cô nàng giống hệt một đứa trẻ con, thích thú với việc được đưa ra ngoài, dù chỉ là chạy xe quanh hồ tây hay lên cầu hóng gió. 

Bạn gái Văn Toàn than thở vì phải ở nhà quá lâu.

Ở một diễn biến khác, mới đây, Văn Toàn lần đầu tiên đã tag thẳng tên người yêu trên trang cá nhân như một cách để khẳng định  rằng cô gái có nickname Nhung Bum này chính là bạn gái của tôi.  Tuy không giấu giếm nhưng Văn Toàn và Trang Nhung khá kín tiếng chuyện yêu đương. Cực kì ít thấy bao giờ hai người tag thẳng tên nhau trên mạng dịch thuật xã hội như hôm sinh nhật vừa rồi của cả hai.

Cụ thể, ngày 12/4, Văn Toàn đăng ảnh món quà sinh nhật được nhận từ bạn gái. Đó là chiếc áo phông dễ thương cùng máy ảnh phim xinh xắn, cuốn sổ tay nhỏ nhắn. Và lần này, anh chàng tag thẳng tên cô bạn mà không ngại ngần. Với hơn 300.000 lượt theo dõi trên Instagram, động thái này của Văn Toàn được xem như cách anh chàng công khai mối quan hệ với cô người yêu 6 năm của mình. Nhiều bằng chứng cho rằng Văn Toàn và Nhung Bum cũng đã mua nhà riêng vào cuối năm 2019. Fan đang mong chờ ngày cặp đôi sẽ làm đám cưới, về chung một nhà như 1 "happy ending" cho câu chuyện tình yêu lâu bền, đẹp đẽ.

Ở trong nhà quá lâu, bạn gái Văn Toàn cảm thán: Mình và cái bếp đang hoà vào làm một - Ảnh 2.

Văn Toàn tag tên Nhung Bum trên trang cá nhân.

"Họ gọi tôi là corona": Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người "dưới đáy xã hội"

Tầng lớp dưới cả tầng đáy

Có tất cả 4 tầng lớp xã hội chính thức ở Ấn Độ. Tầng cao nhất là Bramin, bao gồm các thầy tu và nhà tri thức. Tầng thứ 2 dịch thuật là Kshatriya, những nhà thống trị. Tầng thứ 3 là Vaishya, công-nông-thương. Và tầng thứ 4 là Shudra, đầy tớ.

Ngoài ra còn một tầng thứ 5 không chính thức, Dalit và Adivasi. Những người ở tầng thứ 5 này bị cả 4 tầng lớp trên khinh khi, xa lánh, phải chịu thiệt thòi về mọi mặt. Vào năm 1950, Ấn Độ chính thức xóa bỏ hệ thống phân cấp xã hội. Tuy nhiên, đó chỉ là trên bề mặt, vì hệ thống tồn tại suốt hơn 2000 năm vẫn đang hiện diện trong đời sống xã hội của dân Ấn Độ. Ngày nay trong Ấn Độ vẫn có khoảng 25% dân số là Dalit và Adivasi, rơi vào tầm 325 triệu người.

Người Dalit và Adivasi, Ấn Độ là đối tượng bị tổn thương vì Covid-19 nhiều nhất

Suốt nhiều thế kỷ, các Dalit và Adivasi chỉ có thể làm công việc nhặt rác, dọn dẹp vệ sinh kiếm sống. Người Ấn Độ kỳ thị họ bẩn thỉu, luôn cố ý tránh xa. Toàn Ấn Độ có khoảng 600.000 làng mạc. Hầu hết các làng đều cắt ra một góc nhỏ biệt lập, cách xa khu tập trung dân cư làm nơi dành riêng cho người Dalit và Adivasi.

"Những góc này đều xa bệnh viện, ngân hàng, trường học…," - Paul Divakar, nhà hoạt động nhân quyền Dalit, Ấn Độ cho biết. "Khi Covid-19 bùng nổ, sợ rằng các gói viện trợ không đến nổi đây".

Ngày 25/3/2020, Ấn Độ thực hiện phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Người Dalit và Adivasi trong nhiều khu ổ chuột tách biệt, trong đó là nhóm 57 gia đình trên đỉnh đồi Vijayawada, Andhra Pradesh bị cấm túc. Họ thậm chí không được phép xuống đồi để mua thực phẩm, nhu yếu phẩm và thuốc men.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 2.

Polamma bụng bầu tháng thứ 9 bị cản đường, cấm tới tạp hóa mua đồ

Polamma đang mang thai tháng thứ 9 và có 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cô bê cái bụng bầu to tướng, ì ạch đi bộ suốt 1km để đến cửa hàng tạp hóa gần nhất mua đồ. Giữa đường, Polamma bị mọi người dưới chân đồi chặn lối, đuổi về. "Chúng tôi bị nhốt ở đây như những tù nhân," – cô nói.

"Tôi đang sống gần một nhà máy chế biến sữa mà không có nổi một giọt cho con uống."

Bị từ chối cung cấp đồ bảo hộ

Từ năm 2017, Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã ban hành chỉ thị, mọi công nhân vệ sinh đều phải được cung cấp trang phục bảo hộ cá nhân, chí ít cũng phải có khẩu trang và găng tay. Tuy nhiên theo Suryaprakash Solanke, lãnh đạo Hiệp hội Công nhân Dalit ở Mumbai, nhiều người dù đang là nhân viên dọn dẹp cho bệnh viện mà vẫn không được cung cấp trang phục bảo hộ.

"Họ đã dọn dẹp, cọ rửa các bệnh viện, khu dân cư, đường phố và nhà ga suốt nhiều năm,"- Solanke phản ánh. "Nhưng thay vì trao đồ bảo hộ và khen thưởng, mọi người lại tẩy chay họ."

Đáng ngại nhất là trong thời điểm Covid-19 hoành hành, các nhân viên vệ sinh người Dalit và Adivasi vẫn thiếu trang thiết bị bảo hộ. "Chúng tôi dọn dẹp phòng bệnh, giặt giũ quần áo bẩn của bệnh nhân suốt ngày mà chỉ được trả mỗi 8.500 rupee/tháng (khoảng 2,6 triệu VNĐ),"- Salvi, một nhân viên vệ sinh lên tiếng. "Và bây giờ, chúng tôi còn có nguy cơ bị lây bệnh cao hơn".

Salvi cũng sợ bị nhiễm Covid-19, không muốn đi làm nhưng lại không thể nghỉ vì vấn đề cơm áo. Công việc ấy là tất cả những gì cô có, để nuôi sống cả gia đình.

Cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng roi với những trường hợp vi phạm lệnh phong tỏa

Bên lề xã hội

Ngày 26/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nirmala Sitharaman tuyên bố tất cả các nhân viên trong ngành y tế đều được trợ cấp gói bảo hiểm y tế 3 tháng, riêng các nhân viên vệ sinh còn được hưởng gói bảo hiểm đặc biệt. Họ chỉ cần trình thẻ căn cước và thẻ nhân viên là hoàn tất thủ tục đăng ký.

Thế nhưng theo Trung tâm Tài nguyên Dalit Bahujan, vấn đề nằm ở chỗ có đến 22% lao động Dalit chưa được cấp chứng minh nhân dân, và 33% không được phát thẻ nhân khẩu. Những người này không thể tiếp cận bất cứ gói hỗ trợ bảo hiểm, tài chính hay thực phẩm nào hết.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 4.

Estheramma không có tài khoản ngân hàng để nhận tiền hỗ trợ

Một số Dalit là nhân viên vệ sinh chính thức, có chứng minh thư nhưng lại chưa được cấp thẻ nhân viên, ví dụ như Salvi. Cô không được phép lên xe buýt, phải lội bộ 90 phút tới chỗ làm. Vì quá vất vả, Salvi cố tiếp cận trưởng khoa, xin thẻ nhân viên. "Bà ấy cấm tôi tới gần và gọi bảo vệ đến lôi tôi đi. Trong mắt bà ta, tôi vốn là rác rưởi, và bây giờ thì còn ghê gớm hơn cả rác rưởi," – Salvi kể.

Chính phủ Ấn Độ cũng mới mở gói hỗ trợ tài chính trong 3 tháng cho phụ nữ nghèo, mỗi người được phát 500 rupee/tháng (khoảng 150.000 VNĐ), chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Song nhiều chị em Dalit và Adivasi, trong đó có Estheramma, lại không có số tài khoản, bởi cô chẳng có căn cước mà mở.

"Lẽ ra, các gói cứu trợ không nên quá cứng nhắc vấn đề thẻ nhận dạng," – nhà kinh tế Jayati Ghosh phàn nàn.

Nghe tin Covid-19, Sanoj Kumar-một Dalit đang làm việc tại lò gạch ở Tamil Nadu liền lên tàu về quê trước lệnh phong tỏa. Vừa xuống sân ga, anh đã bị cảnh sát lôi đến bệnh viện kiểm tra, sau đó ra lệnh tự cách ly tại nhà 14 ngày. Cứ 2 ngày một lần, nhân viên y tế lại đến khám. "Mỗi khi tôi thò mặt ra cửa, mọi người lại hét corona, corona kìa," - Kumar chua chát.

Họ gọi tôi là corona: Bi kịch tại đất nước 1,3 tỉ dân, khi Covid-19 bùng nổ giữa cộng đồng hàng trăm triệu người dưới đáy xã hội - Ảnh 5.

Sanoj Kumar bị gọi là "corona" khi định bước ra khỏi cửa

"Trước đây, họ chỉ tránh xa tôi vì tôi là dân Dalit nhưng bây giờ, họ còn gọi tôi là mầm bệnh nữa."

Chính phủ Ấn Độ đã hạ lệnh kéo dài giãn cách-cách ly xã hội đến hết ngày 3/5/2020. Sau 2 tuần, Polamma phải nhờ các nhà hoạt động Dalit và cảnh sát can thiệp thì mới vào được tiệm tạp hóa. Còn Salvi vẫn đi bộ đến chỗ làm, dọn dẹp vệ sinh bệnh viện trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ.

Tham khảo: CNN

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn

Mới đây, fan bất ngờ phát hiện ra Song Hye Kyo mới đổi ảnh đại diện. Điều này có lẽ không có gì đáng phải bàn cãi nếu như các "thám tử mạng" không phân tích kỹ từng chi tiết liên quan giữa bức ảnh này và cặp đôi Song Song. Nhiều fan thậm chí còn đặt nghi vấn Song Hye Kyo vì quá nhớ Song Joong Ki nên mới có động thái ẩn ý này.

Cụ thể, Song Hye Kyo từng đăng một bức hình tương tự với avatar mới trong cùng bộ ảnh cổ trang lên Instagram vào tháng 2/2015. Đáng nói theo tờ Osen, 2 người đã bắt đầu nảy sinh tình cảm vào tháng 2/2015, trước khi "Hậu duệ mặt trời" khởi chiếu. Bộ phim được quay trước, vì vậy cặp đôi đã quay phim vào nửa cuối năm 2015. Từ thời điểm đó, họ đã có những biểu hiện tình cảm với đối phương. Fan "đẩy thuyền" cặp đôi vàng băn khoăn phải chăng Song Hye Kyo vấn vương Song Joong Ki nên mới có động thái như thế này, số khác lại cho rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 2.
Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 3.

Song Hye Kyo lấy bức hình trong bộ ảnh được cô đăng đúng vào tháng 2/2015 để làm avatar

Trước đó vào năm 2018, hình ảnh được coi là bằng chứng Song Joong Ki tán tỉnh Song Hye Kyo bất ngờ lộ ra sau 3 năm. Tuy không có lịch quay tại studio, nhưng Song Joong Ki đã đến buổi quay phim của Song Hye Kyo cho phân cảnh của "Hậu duệ mặt trời" vào năm 2015. Anh có mặt và còn chụp hình chung với một phát thanh viên giống như Song Hye Kyo. Theo fan suy đoán, có vẻ như nam dịch thuật tài tử họ Song đã cố tình đưa Song Hye Kyo đến trường quay để thể hiện sự quan tâm đặc biệt. Đây cũng là thời điểm Song Joong Ki đang tán tỉnh Song Hye Kyo theo thông tin của Osen.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 4.

Hình ảnh Song Joong Ki đến tận trường quay tán tỉnh Song Hye Kyo

Song Joong Ki và Song Hye Kyo tuyên bố kết hôn vào ngày 5/7/2017. Họ chính thức kết hôn vào ngày 31/10/2017 trong đám cưới cổ tích, được cả châu Á cùng chúc mừng tại Youngbingwan, khách sạn Shilla, Seoul. Ngày 26/6/2019, Song Joong Ki đã đệ đơn yêu cầu ly hôn Song Hye Kyo lên toà và công bố tin tức với báo chí 1 ngày sau đó. Thủ tục ly hôn của cặp đôi vàng hoàn tất vào tháng 7/2019.

Song Hye Kyo bỗng có động thái mới làm dấy lên nghi vấn nhớ thương chồng cũ Song Joong Ki sau 9 tháng ly hôn - Ảnh 5.

Nguồn: Naver, Osen, IG